Trắc nghiệm Bài 10 Địa lí 10 Cánh Diều: THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA
I. NHẬN BIẾT.
Câu 1. Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến chế độ nước sông?
A. Chế độ mưa.
B. Băng tuyết.
C. Địa thế.
D. Dòng biển.
Câu 2. Phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành, có các loại
A. hồ băng hà và hồ nhân tạo.
B. hồ tự nhiênvà hồ nhân tạo.
C. hồ tự nhiênvà hồ móng ngựa.
D. hồ băng hà và hồ miệng núi lửa.
Câu 3. Vùng Hồ Lớn (Ngũ Hồ) ở lục địa Bắc Mỹ thuộc loại hồ nào sau đây?
A. Hồ băng hà.
B. Hồ tự nhiên
C. Hồ nhân tạo.
D. Hồ miệng núi lửa.
Câu 4. Nước trên lục địa gồm nước ở
A. trên mặt, nước ngầm.
B. trên mặt, hơi nước.
C. nước ngầm, hơi nước.
D. băng tuyết, sông, hồ.
Câu 5. Băng và tuyết là nước ở thể nào sau đây?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Hơi.
D. Khí.
Câu 6. Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà nước ta thuộc loại hồ nào sau đây?
A. Hồ băng hà.
B. Hồ tự nhiên.
C.Hồ nhân tạo.
D. Hồ miệng núi lửa.
Câu 7. Hồ Tây (Hà Nội) thuộc loại hồ nào sau đây?
A. Hồ băng hà.
B. Hồ tự nhiên.
C.Hồ móng ngựa.
D. Hồ miệng núi lửa.
Câu 8. Sông ngòi ở miền khí hậu nào dưới đây có đặc điểm là nhiều nước quanh năm?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới lục địa.
D. Khí hậu xích đạo.
Câu 9. Chế độ mưa ảnh hưởng tới chế độ nước sông là
A. điều tiết chế độ dòng chảy sông.
B. quy định chế độ dòng chảy sông.
C. tăng rất nhanh lưu lượng dòng chảy.
D. quy định tốc độ dòng chảy sông.
Câu 10. Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm?
A. Mùa hạ.
B. Mùa đông.
C. Mùa xuân.
D. Mùa thu.
Câu 11. Băng hà có tác dụng chính trong việc
A. dự trữ nguồn nước ngọt.
B. điều hoà khí hậu.
C. hạ thấp mực nước biển.
D. nâng độ cao địa hình.
Câu 12. Nước ngầm được gọi là
A. kho nước mặn của Trái Đất.
B. nền tảng nâng đỡ địa hình.
C. nguồn gốc của sông suối.
D. kho nước ngọt của Trái Đất.
Câu 13. Sông ngòi ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới thì nguồn cung nước chủ yếu là
A. nước mưa.
B. băng tuyết.
C. nước ngầm.
D. các hồ chứa.
Câu 14. Tác động tiêu cực của con người đến chế độ nước sông là
A. xây dựng công trình thủy lợi.
B. phá rừng đầu nguồn.
C. trồng và bảo vệ rừng.
D. xây dựng hò chứa thủy điện.
Câu 15. Ngày Nước Thế giới hàng năm là
A. 21/1.
B. 22/3.
C. 23/3.
D. 24/4.
Câu 16. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở
A. biển, đại dương; nước ngầm; băng tuyết; nước sông, suối, hồ.
B. biển, đại dương; nước trên lục địa; hơi nước trong khí quyển,
C. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.
D. sông, suối, hồ; băng tuyết; nước trong các đại dương, hơi nước.
II. THÔNG HIỂU.
Câu 17. Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào sau đây?
A. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm.
B. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.
C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm.
D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.
Câu 18. Nguồn gốc hình thành băng là do
A. nhiệt độ hạ thấp ở những nơi núi cao có nguồn nước ngọt.
B. tuyết rơi trong thời gian dài, nhiệt độ thấp không ổn định.
C. tuyết rơi ở nhiệt độ thấp, tích tụ và nén chặt thời gian dài.
D. nước ngọt gặp nhiệt độ rất thấp, tích tụ trong nhiều năm.
Câu 19. Phần lớn lượng nước ngầm trên lục địa có nguồn gốc từ
A. nước trên mặt đất thấm xuống.
B. nước từ biển, đại dương thấm vào.
C. nước từ dưới lớp vỏ Trái Đất ngấm ngược lên.
D. khi hình thành Trái Đất nước ngầm đã xuất hiện.
Câu 20. Mực nước ngầm trên lục địa ít phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nguồn cung cấp nước nhiều hay ít.
B. Nước từ biển, đại dương thấm vào.
C. Lớp phủ thực vật và con người.
D. Địa hình và cấu tạo của đất, đá.
Câu 21. Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông là
A. độ dốc và chiều rộng.
B. độ dốc và vị trí.
C. chiều rộng và hướng chảy.
D. hướng chảy và vị trí.
Câu 22. Nguồn nước ngầm không phụ thuộc vào
A. nguồn cung cấp nước mặt.
B. khối lượng lớn nước biển.
C. đặc điểm bề mặt địa hình.
D. sự thấm nước của đất đá.
Câu 23. Nguồn cung cấp nước ngầm không phải là
A. nước mưa.
B. băng tuyết.
C. nước trên mặt.
D. nước ở biển.
Câu 24. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. nước ngầm.
B. chế độ mưa.
C. địa hình.
D. thực vật.
Câu 25. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. địa hình.
B. chế độ mưa.
C. băng tuyết.
D. thực vật.
Câu 26. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
A. Nước ngầm.
B. Băng tuyết.
C. Địa hình.
D. Thực vật.
Câu 27. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là
A. điều hoà chế độ nước sông.
C. giảm lưu lượng nước sông.
B. nhiều thung lũng.
D. địa hình dốc.
Câu 28. Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng là do có
A. địa hình phức tạp.
B. nhiều thung lũng.
C. nhiều đỉnh núi cao.
D. địa hình dốc.
Câu 29. Ở đồng bằng, lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do
A. bề mặt địa hình bằng phẳng.
B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm.
C. tốc độ nước chảy nhanh.
D. tổng lưu lượng nước lớn.
Câu 30. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hoà?
A. Nước mưa chảy trên mặt.
B. Các mạch nước ngầm.
C. Địa hình đồi núi dốc nhiều.
D. Bề mặt đất đồng bằng rộng.
Câu 31. Sông ngòi ở kiểu khí hậu nào dưới đây có lũ vào mùa xuân?
A. ôn đới lục địa.
B. cận nhiệt lục địa.
C. nhiệt đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 32. Sông nào sau đây chảy qua Việt Nam?
A. Nin.
B. I-ê-nit-xây.
C. A-ma-dôn.
D. Mê Công.
Câu 33. Giải pháp nào sau đây không nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt?
A. Chống ô nhiễm và giữ sạch nguồn nước.
B. Sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước.
C. Tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng và bảo vệ.
D. Đẩy mạnh trồng rừng và bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
Câu 34. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông, sẽ dẫn tới hậu quả là
A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.
C. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
D. sông sẽ không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
III. VẬN DỤNG.
Câu 35. Tổng lượng nước sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố là
A. lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
B. lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
C. nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
D. nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
Câu 36. Sông ngòi ở miền khí hậu nào sau đây có đặc điểm “sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô”?
A. Khí hậu hàn đới.
B. Khí hậu xích đạo.
C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới khô.
Câu 37. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước
A. vào mùa hạ.
B. vào mùa xuân.
C. quanh năm.
D. theo mùa.
Câu 38. Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa
A. xuân và hạ.
B. hạ và thu.
C. thu và đông.
D. đông và xuân.
Câu 39. Sông nằm trong khu vực ôn đới lạnh thường nhiều nước nhất vào các mùa
A. xuân và hạ.
B. hạ và thu.
C. thu và đông.
D. đông và xuân.
Câu 40. Nguồn cung cấp nước cho sông ở hoang mạc chủ yếu là
A. nước mặt.
B. nước ngầm.
C. băng tuyết
D. nước mưa.
Câu 41. Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là?
A. Đắp đập ngăn chặn dòng chảy.
B. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.
C. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
D. Thường xuyên nạo vét lòng sông.
Câu 42. Nguyên nhân làm cho sông ở hải đảo của Đông Nam Á có chế độ nước điều hoà là do
A. chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. nằm trong đới khí hậu ôn đới.
C. nằm trong đới khí hậu xích đạo.
D. nằm trong đới khí hậu cận nhiệt.
Câu 43. Nguyên nhân chính làm cho sông Mê Công có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng là do
A. sông Mê Công dài hơn sông Hồng.
B. sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa.
C. thuỷ điện Hoà Bình làm sông Hồng chảy thất thường.
D. Biển Hồ giúp điều hoà nước sông Mê Công.
Câu 44. Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông I-ê-nit-xây thường có lũ lớn vào mùa xuân là do
A. băng ở hạ lưu tan trước, băng ở thượng lưu chưa tan.
B. gió mùa gây mưa rất lớn vào mùa xuân.
C. các hợp lưu tiếp nước rất nhiều vào mùa xuân.
D. băng ở thượng lưu tan trước, băng ở hạ chưa tan.
IV. VẬN DỤNG CAO.
Câu 45. Giải pháp nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nguồn nước ngọt trên Trái Đất?
A. Nâng cao sự nhận thức.
B. sử dụng nước tiết kiệm.
C. Giữ sạch nguồn nước.
D. xử phạt, khen thưởng.
Câu 46. Việc trồng rừng phòng hộ ở vùng đầu nguồn sông không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Giúp điều hoà dòng chảy cho sông ngòi.
B. Làm giảm sự xâm thực ở miền núi.
C. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy.
D. Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột trên các sông.
Câu 47. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
A. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn.
B. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.
D. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
Câu 48. Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
B. Sông lớn, lòng sông rộng, nhiều phụ lưu.
C. Sông dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Câu 49. Nước ngầm trên lục địa phân bố không đều chủ yếu là do tác động của các nhân tố?
A. Nhiệt độ và bốc hơi khác nhau; địa hình mặt dốc; cấu tạo của đất đá.
B. Nước mưa, nước băng, tuyết tan; lượng bốc hơi nhiều hay ít; địa hình.
C. Nguồn cung cấp nước; địa hình; cấu tạo của đất đá; lớp phủ thực vật.
D. lớp phủ thực vật khác nhau; mặt đất bằng phẳng nên nước thấm nhiều.
Câu 50. Các hồ cạn dần và biến thành đầm lầy không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm lầy.
B. Hồ có sông chảy ra, sông càng đào lòng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.
C. Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.
D. Vùng nhiệt đới có nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều, hồ trở thành đầm lầy.