Sụp mí mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và điều trị

bởi

trong

Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt sụp xuống, che khuất một phần hoặc toàn con ngươi, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Vậy sụp mí mắt là gì? nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và điều trị sụp mí mắt như thế nào? Thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Trung Tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp trong bài viết bên dưới.

sụp mí mắt

Sụp mí mắt là gì?

Sụp mí mắt (Ptosis) là tình trạng mí mắt trên bị chảy xệ quá mức. Mép của mí mắt trên thấp hơn mức bình thường hoặc do vấn đề về da liễu như có da thừa ở mí mắt trên. Sụp mí mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 mắt. Tình trạng này không gây đau nhưng cản trở tầm nhìn, khiến người bệnh phải ngửa đầu ra sau và nâng cằm lên, nhướng mày để nâng mí mắt lên. Lâu dần, động tác này ảnh hưởng đến đầu và cổ.

Sụp mí mắt ảnh hưởng đến mọi đối tượng [1], nếu trẻ em mắc bệnh này, chúng có thể bị nhược thị hoặc mắc chứng “mắt lười”, khiến thị lực kém. Việc mắt không phát triển bình thường trong thời thơ ấu gây tác động tiêu cực đến thị lực, tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ. Theo thời gian, mí mắt sụp xuống quá nhiều, cản trở tầm nhìn. Nếu trẻ bị sụp mí mắt cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị lực.

sụp mí mắt là tình trạng mí trên sà xuống
Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên sa xuống gây cản trở tầm nhìn

Nguyên nhân sụp mí mắt

Nguyên nhân sụp mí mắt có thể do: chấn thương, tác dụng phụ của thuốc điều trị, bệnh tật, bẩm sinh hoặc các nguyên nhân tự nhiên khác. Người bệnh sụp mí mắt có thể cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt hoặc không có cảm giác gì lạ khi mắc bệnh.

1. Thuốc

Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ gây sụp mí mắt. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể không được thông báo về tác dụng phụ này. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị sụp mí mắt do sử dụng thuốc, cần xem lại danh sách các loại thuốc người bệnh đang sử dụng, nếu có các loại thuốc như: thuốc giãn cơ, tiêm botox, thuốc huyết áp, kháng sinh, trầm cảm,… hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để xác định đúng loại thuốc nào đang ảnh hưởng đến mí mắt.

Người bệnh không nên tự ý ngưng dùng thuốc điều trị khi xảy ra hiện tượng sụp mí mắt. Thay vào đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ này và cân nhắc đến các biện pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế khác. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sụp mí và xác định nguyên nhân có phải đến từ thuốc điều trị hay không?, từ đó có hướng khắc phục cho từng tình trạng bệnh.

2. Chấn thương

Các chấn thương nghiêm trọng thường gây sụp mí mắt, bao gồm: chấn thương dây thần kinh do bệnh hoặc tác động ngoại lực (như va đập, té ngã,…), rối loạn thần kinh, đột quỵ,… Chấn thương do bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh khác.

Tai nạn gây chấn thương gần vùng mắt, phẫu thuật xâm lấn (bao gồm cả phẫu thuật thẩm mỹ mắt) thất bại cũng là nguyên nhân gây chấn thương vùng mắt, dẫn đến sụp mí mắt.

Tổn thương dây thần kinh do chấn thương mí mắt hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh khiến mí mắt bị sụp xuống. Hội chứng Horner là một trong những tình trạng như vậy [2]. Horner là một hội chứng hiếm gặp xảy ra khi có sự can thiệp nào đó vào dây thần kinh của mắt. Nguyên nhân của hội chứng Horner có thể khác nhau, bao gồm:

  • Khối u.
  • Chấn thương tủy sống.
  • Tổn thương trong não.
  • Bất thường trong tăng trưởng các hạch bạch huyết.

Đôi khi, nguyên nhân của hội chứng Horner có thể không được xác định (vô căn).

Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường không kiểm soát kéo dài và huyết áp cao cũng có thể dẫn đến sụp mí, vì vậy điều quan trọng là phải xác định và điều trị những nguyên nhân gây sụp mí.

3. Bệnh tật

Trong một số trường hợp, sụp mí mắt là do ảnh hưởng hoặc hậu quả của một số bệnh tật nhất định như: đột quỵ, u não, ung thư dây thần kinh hoặc cơ. Các rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc cơ mắt như bệnh nhược cơ có thể dẫn đến sụp mí mắt.

Ngược lại, sụp mí có thể là dấu hiệu của một vài bệnh tiềm ẩn, đặc biệt nếu vấn đề này ảnh hưởng đến cả 2 mí mắt. Nếu chỉ 1 trong 2 mí mắt bị sụp xuống, đó có thể là kết quả của chấn thương dây thần kinh hoặc lẹo mắt tạm thời.

tuổi tác và đái tháo đường là nguyên nhân gây sụp mí mắt
Tuổi tác, bệnh đái tháo đường kéo dài là nguyên nhân gây sụp mí mắt

4. Bẩm sinh

Một số người sinh ra đã bị sụp mí mắt, đây gọi là sụp mí mắt bẩm sinh. Bệnh viện Nhi Trung ương ước tính có khoảng 50 – 70% trong tổng số ca sụp mí mắt được ghi nhận có nguyên nhân do bẩm sinh. Điều này chủ yếu đến từ những bất thường về cơ mí mắt, bao gồm các rối loạn hoặc bất thường trong kết cấu cơ nâng mí mắt.

Bên cạnh đó, trường hợp sụp mí mắt bẩm sinh cũng được xác định do giãn đoạn dẫn truyền thần kinh – cơ vùng mắt. Sụp mí mắt bẩm sinh có thể gây mắt lé, hẹp khe mi, dị dạng sọ mặt,… Các trường hợp sụp mí mắt bẩm sinh khiến trẻ bị giảm thị lực, cản trở tầm nhìn. Hơn nữa, việc không phát triển thị lực bình thường trong suốt thời thơ ấu có thể gây các tật về mắt sau này.

5. Yếu tố tự nhiên

Có 3 cơ kiểm soát chuyển động của mí mắt. Cơ quan trọng nhất trong số đó là cơ nâng. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến 1 trong 3 cơ đó cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của mí mắt, gây sụp mí bao gồm: sưng viêm vùng cơ nâng, đau giác mạc, côn trùng đốt,… Tuổi tác cũng có thể làm yếu cơ nâng mí mắt.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sụp mí mắt là chứng sụp mí do aponeurotic, hay còn gọi là sụp mí không tiến triển, xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi. Thường xuyên dụi mí mắt có thể gây sụp mí mắt.

Triệu chứng mắt bị sụp mí

Triệu chứng điển hình của sụp mí mắt chính là 1 hoặc 2 bên mí mắt bị sụp xuống, che khuất một phần mắt trên hoặc có thể che toàn bộ con ngươi. Triệu chứng sụp mí mắt có thể biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và độ tuổi của người bệnh.

1. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp khi bị sụp mí mắt là mí mắt trên bị sa xuống, cản trở tầm nhìn. Khi bị sụp mí mắt, người bệnh có cảm giác mở mắt khó khăn, tầm nhìn kém, ở mắt bị sụp mí khó mở lớn được. Đôi khi, người bệnh phải ngẩng đầu hoặc nhướng mắt để điều chỉnh thị lực. Sụp mí có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 mắt cùng lúc, mức độ nặng nhẹ khác nhau.

2. Triệu chứng ở người lớn tuổi

Triệu chứng sụp mí mắt ở người lớn tuổi thường đến từ những lão hóa ở cơ nâng mắt. Theo thời gian, mí mắt trên bắt đầu chảy xệ do các cơ nâng đỡ chúng mất đi sức mạnh. Chấn thương mắt, các vấn đề về hệ thần kinh và bệnh tật, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh nhược cơ dần khiến mí mắt người lớn tuổi bị chảy xệ.

3. Triệu chứng sụp mí mắt nặng

Triệu chứng sụp mí mắt nặng là khi mí mắt trên chảy xuống, che khuất phần lớn hoặc toàn bộ con người. Tuy không gây đau, nhưng sụp mí nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và vẻ ngoài của bệnh. Đây là tình trạng đáng báo động, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp điều trị khắc phục triệu chứng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bị sụp mí mắt ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Tùy thuộc vào mức độ sụp mí, tình trạng này có thể hạn chế hoặc chặn hoàn toàn tầm nhìn của người bệnh. Sụp mí mắt có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 mí mắt trên. Khi bị sụp mí, tự điều chỉnh tầm nhìn bằng cách ngửa cổ, nhướng mắt,… thường sau một thời gian có thể hình thành tật, khó sửa chữa, ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như đầu và cổ.

Nếu sụp mí xảy ra ở trẻ em hoặc bẩm sinh mà không được điều trị hoặc điều trị không đáp ứng, theo thời gian sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực của trẻ. Sụp mí mắc phải ở mức độ nhẹ ít có khả năng gây ra các vấn đề về thị lực, tuy nhiên, sụp mí nặng gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Loạn thị: khi mí mắt tạo áp lực lên phía trước mắt, làm thay đổi hình dạng của mắt, gây biến dạng tầm nhìn (tầm nhìn có thể bị kéo dài hoặc gợn sóng).
  • Nhược thị: loạn thị và các tật khúc xạ khác có thể gây nhược thị hoặc mắt lười vì chứng sụp mí mắt không được điều trị.
  • Hình thành tật có liên quan đến cổ: người bệnh phải ngửa cằm lên để có thể nhìn xa hơn vì mí mắt đang sụp xuống, điều này có thể gây ra các vấn đề về cổ, căng cơ trán và chậm phát triển.

Phân loại sụp mí mắt

Dựa trên nguyên nhân và triệu chứng, có thể phân loại sụp mí mắt thành 3 loại chính:

  • Sụp mí bẩm sinh.
  • Mắt bị sụp mí 1 bên.
  • Sụp mí mắc phải [3].

1. Sụp mí mắt bẩm sinh

Sụp mí mắt bẩm sinh xảy ra khi trẻ mới sinh hoặc hình thành trong những năm đầu đời. Trong hầu hết các trường hợp sụp mi bẩm sinh, vấn đề này chỉ xảy ra riêng lẻ và không liên quan đến bất kỳ tình trạng sức khỏe tổng thể nào khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sụp mí mắt xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh có thể là biểu hiện của một số bệnh, khi này trẻ cần được khám và đánh giá thêm về hệ thần kinh và thể chất.

2. Sụp mí 1 bên

Sụp mí 1 bên thường có nguyên nhân do các chấn thương, tuổi tác hoặc các rối loạn y tế khác nhau. Sụp mí 1 bên ảnh hưởng đến 1 trong 2 mắt, nó có thể đến rồi đi hoặc ở lại vĩnh viễn. Hiếm khi sụp mí 1 bên ảnh hưởng đến cả 2 mắt cùng lúc.

3. Sụp mí mắc phải

Có 5 loại sụp mí mắc phải chính có thể phát triển trong suốt đời người, bao gồm:

  • Sụp mí do cơ (myogenic).
  • Do cân cơ (aponeurotic).
  • Sụp mí do thần kinh (neurogenic).
  • Do thần kinh cơ (neuromuscular).
  • Do cơ học (mechanic).

Trong đó, sụp mí cân cơ (aponeurotic) là loại phổ biến nhất. Trong tình trạng này, cơ nâng mí mắt bị căng quá mức (thường là do lão hóa). Dụi mắt hoặc kéo mí mắt quá mức do kích ứng mắt hoặc sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài cũng gây sụp mí mắt.

Sụp mi do thần kinh (neurogenic) xảy ra khi có vấn đề với đường dẫn truyền thần kinh điều khiển chuyển động của cơ mí mắt. Nguyên nhân gây sụp mí do thần kinh bao gồm bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh số III và hội chứng Horner.

Trong chứng sụp mí do cơ (myogenic) xảy ra khi cơ nâng bị suy yếu do rối loạn hệ thống gây yếu cơ. Những tình trạng này có thể bao gồm liệt vận nhãn bên ngoài tiến triển mãn tính và các loại bệnh loạn dưỡng cơ khác có liên quan.

Với sụp mí mắt cơ học (mechanic), mí mắt bị đè nặng bởi da hoặc khối u quá mức. Sụp mi do chấn thương ở mí mắt do tai nạn hoặc chấn thương mắt khác. Chấn thương này làm tổn hại hoặc làm suy yếu cơ nâng.

Chẩn đoán tình trạng mí sụp

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sụp mí mắt bằng khám lâm sàng, để kiểm tra mức độ sa xuống của mí mắt trên (mắt bị sụp mí) và so sánh với mắt còn lại. Nếu cả 2 mí mắt đều bị ảnh hưởng thì việc chẩn đoán có thể khó khăn hơn. Khi này, bác sĩ có thể thực hiện khám mắt và yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, như:

  • Kiểm tra bằng đèn khe.
  • Kiểm tra trường thị giác.
  • Kiểm tra khả năng vận động của mắt (chuyển động của mắt).
  • Xét nghiệm Tensilon (dùng thuốc Tensilon hay còn gọi là edrophonium để chẩn đoán bệnh nhược cơ).

Sau đó sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sụp mí mắt, tìm nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

chẩn đoán sụp mí mắt tại bvdk tâm anh tphcm
Chẩn đoán sụp mí mắt tại Trung Tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Phương pháp điều trị hiện tượng sụp mí mắt

Việc lựa chọn phương pháp điều trị hiện tượng sụp mí mắt tùy thuộc vào mức độ sụp mí và ảnh hưởng của hiện tượng này lên thị giác người bệnh. Bác sĩ sẽ đánh giá hoạt động của cơ mí mắt và mức độ sa xuống của mí. Nếu tình trạng này không ảnh hưởng đến thị lực và vẻ ngoài của người bệnh, có thể không cần điều trị.

Nếu sụp mí gây ra vấn đề về thị lực, ngoại hình hoặc cả hai, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, xác định xem sụp mí ở người bệnh do bệnh tật hay do lão hóa. Điều trị sụp mí do lão hóa thường cần đến phẫu thuật.

Cách phòng ngừa tình trạng bị sụp mí mắt

Không có cách phòng ngừa tình trạng sụp mí mắt, vì tình trạng này có thể xuất hiện nay từ khi sinh ra. Hầu hết các nguyên nhân gây ra chứng sụp mi mắc phải cũng khó ngăn ngừa.

Điều trị chứng sụp mí phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu cần phẫu thuật, triển vọng nhìn chung là tốt. Hầu hết các ca phẫu thuật chỉnh sửa mí mắt sụp đều thành công.

Câu hỏi thường gặp về tình trạng sụp mí mắt

1. Sụp mí mắt có tự khỏi không?

Việc sụp mí mắt nhẹ có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa để điều trị sụp mí mắt. Tùy theo nguyên nhân, mức độ sụp mí, bác sĩ có có lựa chọn điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

2. Sụp mí mắt có nguy hiểm không?

Việc sụp mí mắt có nguy hiểm không còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và mức độ sa xuống của mí mắt. Nếu sụp mí mắt xuất hiện như một triệu chứng độc lập, không liên quan đến các tình trạng y tế khác, có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến thị lực thì không quá nguy hiểm.

Ngược lại, nếu sụp mí là biểu hiện của các bệnh lý khác như nhược cơ, liệt dây thần kinh số III, u não, ung thư dây thần kinh,… sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

3. Tự nhiên ngủ dậy bị sụp mí mắt thì phải làm sao?

Mắt bị sụp mí sau khi ngủ dậy là tình trạng rất phổ biến, hầu như xuất hiện ở mọi đối tượng, ở bất kỳ thời điểm nào. Có thể do ngủ không đủ giấc, căng thẳng kéo dài, các vấn đề bệnh lý, lão hóa,… cần theo dõi triệu chứng sưng mắt sau khi thức dậy, nếu chúng biến mất sau một thời gian ngắn hoặc không ảnh hưởng đến thị lực, người bệnh có thể chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt.

Ngược lại, nếu sụp mí sau khi thức dậy tái đi tái lại trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến thị lực, cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và điều trị khắc phục tình trạng.

Trung tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh được nhiều người tin tưởng lựa chọn để khám và điều trị các vấn đề về mắt và thị lực. Với đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh đã trở thành nơi khám chữa bệnh về mắt uy tín. Chẩn đoán nhanh và điều trị kịp thời các vấn đề về sụp mí mắt sẽ giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:’+txthoten+’ Số điện thoại:’+txtdienthoai+’ Địa chỉ: ‘+txtdiachi+’Email: ‘+txtmail+’Ngày sinh: ‘+txtngaysinh+’ Nội dung: ‘+txtnoidung+’ Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 – 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh ‘; jQuery(‘#div_kq_lienhe’).html(nd); jQuery(‘#div_kq_lienhe’).addClass(“active”); jQuery(“#div_kq_lienhe #form_close”).click(function () { jQuery(‘#div_kq_lienhe .mail_thongbao’).remove(”); jQuery(‘#div_kq_lienhe’).removeClass(‘active’); }); jQuery(“body”).removeClass(“load”); document.getElementById(“frm_canhan”).reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById(“frm_canhan”).reset(); return false; } }); } }); jQuery(“#txtdienthoai”).keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional[“vi-VN”] = { closeText: “Đóng”, prevText: “Trước”, nextText: “Sau”, currentText: “Hôm nay”, monthNames: [“Tháng một”, “Tháng hai”, “Tháng ba”, “Tháng tư”, “Tháng năm”, “Tháng sáu”, “Tháng bảy”, “Tháng tám”, “Tháng chín”, “Tháng mười”, “Tháng mười một”, “Tháng mười hai”], monthNamesShort: [“Tháng 1”, “Tháng 2”, “Tháng 3”, “Tháng 4”, “Tháng 5”, “Tháng 6”, “Tháng 7”, “Tháng 8”, “Tháng 9”, “Tháng 10”, “Tháng 11”, “Tháng 12”], dayNames: [“Chủ nhật”, “Thứ hai”, “Thứ ba”, “Thứ tư”, “Thứ năm”, “Thứ sáu”, “Thứ bảy”], dayNamesShort: [“CN”, “Hai”, “Ba”, “Tư”, “Năm”, “Sáu”, “Bảy”], dayNamesMin: [“CN”, “T2”, “T3”, “T4”, “T5”, “T6”, “T7”], weekHeader: “Tuần”, dateFormat: “dd/mm/yy”, firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: “” }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional[“vi-VN”]); }); jQuery(‘#txtngaysinh’).datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: “-150:+0”, maxDate: new Date() }); }); });

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sụp mí mắt, hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phân loại, điều trị sụp mí mắt. Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sụp mí mắt kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe thị lực của chính bạn.