4. Cách cải thiện tình trạng lên mụn ở cằm
Để điều trị mụn mọc ở cằm, điều đầu tiên, mỗi người cần có thói quen chăm sóc hằng ngày tối thiểu là hãy rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn bám trên da. Nên tìm kiếm các sản phẩm có chứa thành phần như: Axit salicylic (đây là chìa khóa để điều trị mụn trứng cá vì sẽ giúp phá vỡ cấu trúc bài tiết dầu trong lỗ chân lông), axit glycolic và benzoyl peroxide.
Mặc dù mọc mụn ở cằm không phải là thứ bạn có thể kiểm soát hoàn toàn, nhưng có rất nhiều thói quen sinh hoạt bạn có thể thực hiện để giảm khả năng nổi mụn ở cằm.
Để loại bỏ tình trạng nổi mụn dưới cằm và làm đẹp da, chúng ta cần thực hiện các thói quen sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường rau xanh và uống đủ nước hàng ngày.
- Hạn chế ăn các loại đồ nóng, chiên xào và các loại hoa quả gây nóng trong người như vải, mận, xoài…
- Rửa mặt đúng cách, rửa mặt nhẹ nhàng và làm sạch các vùng da trên mặt.
- Đến gặp bác sĩ để được điều trị mụn theo toa.
- Sử dụng kem chống nắng không gây mụn.
- Thử dùng axit salicylic hoặc benzoyl peroxide trị mụn tại chỗ.
5. Những điều cần lưu ý khi trị mụn ở cằm
Để điều trị mụn nổi ở cằm tại nhà, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Chỉ rửa mặt hai lần mỗi ngày, tránh rửa mặt quá thường xuyên vì có thể gây kích ứng mụn. Có thể dùng sữa rửa mặt cho da nhạy cảm và mụn
- Giảm thiểu căng thẳng hoặc các tác nhân kích thích hormone khác.
- Giữ cho khăn trải giường, vỏ gối sạch sẽ và giặt thường xuyên, nên giặt mỗi tuần một lần.
- Giữ tóc xa cằm và thường xuyên làm sạch tóc.
- Không tự nặn mụn vì có thể gây viêm nhiều hơn và dẫn đến sẹo.
- Từ bỏ thói quen chạm tay vào mặt.
Tóm lại, mỗi người chúng ta sẽ có khả năng bị mụn ở cằm vào một khoảng thời gian nào đó trong đời vì đây là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có thêm các kiến thức về nguyên nhân gây mụn ở cằm và cách điều trị. Và hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mụn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
6. Một số câu hỏi liên quan đến việc nổi mụn ở cằm
Nổi mụn ở cằm là thiếu chất gì?
Việc thiếu hụt kẽm và vitamin A có thể góp phần gây mụn ở cằm, nhưng không phải là nguyên nhân chính.
Mụn ở cằm có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào?
- Hầu hết các trường hợp mụn ở cằm là do các nguyên nhân thông thường và không phải là dấu hiệu của bệnh lý nào nghiêm trọng.
- Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, mụn ở cằm có thể liên quan đến một số bệnh lý như:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở phụ nữ.
- Rối loạn tuyến giáp.
- Căng thẳng kéo dài.
Khi nào nên đi khám bác sĩ da liễu?
- Mụn ở cằm không cải thiện sau vài tuần điều trị tại nhà.
- Mụn ở cằm sưng to, đỏ, đau hoặc có mủ.
- Mụn ở cằm khiến bạn lo lắng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.