Thực chất, đây là hai khái niệm mọi người thường nhầm lẫn. Data Analytics là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Từ đó rút ra các kết luận có giá trị và hỗ trợ quá trình ra quyết định trong doanh nghiệp.
Còn Data Analyst là danh từ chỉ người làm công việc phân tích dữ liệu. Hay còn gọi là chuyên viên phân tích dữ liệu. Công việc của Data Analyst là thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để tìm ra thông tin quan trọng và mang lại giá trị cho doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Người làm việc trong ngành này thường sử dụng các công cụ và phần mềm để trích xuất, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Các kỹ năng về phân tích dữ liệu, trực quan hoá và trình bày kết quả là những kỹ năng chính mà một chuyên viên phân tích dữ liệu cần có.
Với sự phát triển của cuộc cách mạng số và dữ liệu ngày càng tăng, vai trò của chuyên viên phân tích dữ liệu trở nên ngày càng quan trọng. Các công ty và tổ chức có thể sử dụng dữ liệu đã thu thập để đưa ra quyết định thông minh, nắm bắt xu hướng và cạnh tranh trong thị trường.
Thông tin thêm: Nhiều bạn lầm tưởng về ngành Data Analytics và ngành Data Analysis, chúng đều là 2 khía cạnh quan trọng trong việc xử lý dữ liệu. Bạn có thể phân biệt ngành học Data Analysis và Data Analytics như sau:
- Data Analytics – Tập trung vào việc sử dụng các kỹ thuật và công cụ để phân tích dữ liệu và tạo ra thông tin hữu ích.
- Data Analysis – Tập trung vào giải quyết vấn đề cụ thể dựa trên dữ liệu hiện có, sử dụng các kỹ thuật thống kê cơ bản và mô hình hóa dữ liệu.
Đọc thêm: Data Analyst làm gì? Những câu hỏi thường gặp về Data Analyst
2. Ai phù hợp để trở thành Data Analyst?
Nếu bạn là người có đam mê với máy tính và những con số. Bạn có tư duy và nền tảng về khoa học dữ liệu, kinh tế, toán thống kê và ngôn ngữ lập trình thì bạn sẽ rất phù hợp để theo học Data Analyst.