Điểm mạnh của y tế Nhật Bản

bởi

trong

So với nhiều nền y tế tế tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ sinh tồn sau 5 năm điều trị ung thư tại Nhật Bản đang ở mức rất tốt, một số những bệnh ung thư thường gặp như ung thư đường ruột, ung thư não & thần kinh, ung thư buồng trứng….đang có tỷ lệ sinh tồn sau 5 năm điều trị thuộc mức cao nhất thế giới. Điều khác biệt ở đây có thể nằm ở các trang thiết bị, công nghiệ hiện đại mà Nhật Bản đang nghiên cứu và sử dụng trong việc điều trị ung thư.

  1. Liệu pháp proton

Liệu pháp proton là phương pháp xạ trị sử dụng chùm tia proton thay cho việc sử dụng chùm tia X thông thường. Liệu pháp proton sử dụng liều bức xạ thấp hơn, chỉ tác động tới khối u mục tiêu mà không xâm phạm tới các phần khác trong cơ thể, chính vì vậy không làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh quan trọng khi điều trị khối u nằm trong não.

Phương pháp này được sử dụng hiệu quả trong trường hợp khối u nhỏ, nằm ở những vị trí khó xác định (như đáy não, tuyến tiền liệt) hoặc trong trường hợp người bệnh không phản ứng với phương pháp điều trị hóa trị…

Một điểm đáng lưu ý là liệu pháp proton cũng có thể được áp dụng để điều trị cho trẻ mắc bệnh ung thư. Do trẻ em vẫn trong độ tuổi phát triển, các mô, tế bào trong cơ thể phân chia nhanh chóng nên các liệu pháp hóa trị, xạ trị (sử dụng chùm tia X) có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé. Tuy nhiên, liệu pháp proton có thể hạn chế các tác động tiêu cực tới bệnh nhi, giúp duy trì khả năng nhận thức, chức năng phổi, tim và khả năng sinh sản ở trẻ nhỏ.

  1. Công nghệ điều trị bằng ion nặng

Công nghệ điều trị ung thư bằng ion nặng (cụ thể là ion carbon) có thể giúp giảm bớt thời gian và số lần điều trị so với sử dụng biện pháp xạ trị bằng tia X, tia gamma hay các hạt electron.

Công nghệ điều trị bằng ion nặng sử dụng chùm hạt ion nặng được gia tốc đạt 70% tốc độ ánh sáng, cho phép xâm nhập sâu vào các mô, tế bào ung thư và giúp phá hủy các khối u từ bên trong mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào lành bao quanh khối u.

Công nghệ này phù hợp khi cần điều trị những khối u kháng bức xạ, chậm phát triển

  1. Liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc sử dụng các tế bào miễn dịch gốc trong chính cơ thể người bệnh, được nuôi cấy số lượng lớn rồi sau đó truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Do sử dụng các tế bào từ chính cơ thể người bệnh, liệu pháp này dễ dàng được cơ thể tiếp nhận, đồng thời ít gây ra các tác dụng phụ. Đây cũng là một trong các biện pháp điều trị ung thư được quan tâm nghiên cứu, phát triển nhất trong thời gian gần đây.

Điều trị ion nặng tại Nhật Bản và những điều cần biết

Công nghệ này sử dụng chùn hạt carbon ion nặng được gia tốc đạt đến 70% tốc độ ánh sáng cho phép thâm nhập sâu và từng tế bào ung thư, từ đó cho khả năng phá hủy khối u với độ chính xác và an toàn cao nhất. Các tia chiếu vào khối u với độ chính xác đến từng milimet và bao phủ toàn bộ khối u.

Một số những ưu điểm của phương pháp điều trị ung thư bằng ion nặng:

  • Không gây ra đau đớn: Phương pháp điều trị ion nặng có thể được thực hiện từ bên ngoài mà không gây đau đớn, ngoài tác động nhỏ lên cơ thể với những tác dụng phụ rất thấp.
  • Có thể điều trị bệnh nhân ngoại trú và thời gian điều trị ngắn: Việc điều trị được thực hiện trong 4 ngày/tuần, 1 lần/ngày. Việc điều trị sẽ diễn ra trong khoảng chỉ 1 ngày (đợt duy nhất) đến 4 tuần (16 đợt).Mỗi lần điều trị sẽ mát từ 15 đến 30 phút, bao gồm từ việc cởi đồ, định vị, chạy tia và rời khỏi phòng xạ…
  • Hầu hết tất cả các loại ung thư (ung thư dạng cứng) đều có thể thực hiện phương pháp này: Tia chiếu vào khối u có độ chính xác đến từng milimet và bao phủ toàn bộ khối u, do đó sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các khối u dạng rắn như u gan, u phổi…tuy nhiên sẽ không áp dụng được với u máu và u hạch.
  • Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng ion nặng có khả năng chữa trị những khối u đã kháng tia X.

Tuy giá thành còn khá cao và còn một số hạn chế khi áp dụng ở một số quốc gia, phương pháp điều trị ung thư bằng ion nặng vẫn là một trong những niềm hi họng được chữa bệnh ung thư của những bệnh nhân không may mắc phải. Đặc biệt với những bệnh nhân mà ung thư chưa di căn thì khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bằng xạ trị ion nặng cao gấp 2-3 lần so với xạ trị thông thường.

Nhật Bản nổi tiếng có nền y học và hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới

Trong danh sách 10 nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới năm 2017 do Viện Legatum có trụ ở ở London công bố và được báo Business Insider dẫn lại, Nhật Bản được xếp thứ 4, vượt cả Mỹ, Đức, Anh, Pháp – vốn là những nước nổi tiếng có nền y tế phát triển, hiện đại.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản

Pháp luật Nhật Bản quy định, mọi người dân phải tham gia bảo hiểm y tế. Những lao động không được các cơ quan, tổ chức, công ty mua bảo hiểm cho có thể tham gia vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia mà chính quyền địa phương quản lý.

Bệnh nhân được tự do lựa chọn bác sĩ hoặc các cơ sở y tế để khám chữa bệnh và không thể bị từ chối. Phí khám, chữa bệnh được chính phủ quy định nghiêm ngặt để đảm bảo hợp lý, vừa túi tiền của người dân.

Chất lượng

Chất lượng điều trị y tế thể chất tại Nhật Bản được đánh giá là ở mức độ cao, cạnh tranh với Mỹ.

Theo Tạp chí Y học New England, kết quả điều trị ung thư dạ dày – thực quản ở Nhật Bản tốt hơn ở Mỹ khi bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật hoặc phẫu thuật sau hóa trị.

Ngoài ra, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của các bệnh nhân điều trị ở Nhật Bản các bệnh ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và ung thư gan cũng cao hơn Mỹ, theo một báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ và một báo cáo khác của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản.

Đặc biệt là, các kết quả phẫu thuật ở Nhật đối với hầu hết các bệnh ung thư cũng được đánh giá là tốt hơn so với Mỹ, tỷ lệ sống của bệnh nhân nhìn chung cũng lâu hơn ở Mỹ nhờ việc sử dụng hóa trị liệu tích cực hơn trong các bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Các bệnh viện tốt nhất ở Nhật Bản theo trang Best of Health India bao gồm: Trung tâm Ung thư Quốc gia ở thủ đô Tokyo, được đánh giá là một trong những cơ sở điều trị ung thư hàng đầu tại Nhật Bản thành lập năm 1962; Bệnh viện Đại học Keio (Tokyo), được thành lập từ năm 1920; Bệnh viện Đại học Jutendo (Tokyo) – được thành lập từ năm 1838 và được xem là trường y khoa đầu tiên ở Nhật Bản sử dụng thuốc Tây để điều trị cho bệnh nhân; Bệnh viện quốc tế St. Luke (Tokyo); Bệnh viện Đại học Nagoya (Nagoya)…