Điểm GPA là gì? 5 thông tin quan trọng nhất về điểm GPA

bởi

trong

GPA (viết tắt của Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học của mỗi học sinh sau khi hoàn thành một khóa học, kỳ học hoặc một bậc học. Điểm GPA luôn là tiêu chí tiên quyết để đánh giá kết quả học tập của tất cả học sinh, sinh viên.

Đối với những bạn muốn săn tìm học bổng du học, một trong những yêu cầu đánh giá từ trường là thang điểm GPA của những năm học gần nhất. Mặc dù sẽ còn những yêu cầu khác nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các ứng viên, việc duy trì điểm số GPA cao đồng nghĩa với tỉ lệ nhận học bổng sẽ cao hơn.

1.1 Phân loại điểm GPA: GPA tích lũy và GPA chung

Có 2 dạng điểm GPA là GPA nói chung và GPA tích lũy (Cumulative GPA), trong đó:

  • GPA tích lũy, hay CGPA là điểm trung bình tích lũy trong 1 thời gian ngắn như khóa học, học kỳ.

  • Còn GPA chung là điểm trung bình của cả 1 quá trình học, tức là điểm trung bình chung trong cả năm, của các học kỳ cộng lại chia đều.

1.2 – Thang điểm phổ biến trong GPA là gì?

Có rất nhiều hệ thống chấm điểm sử dụng các thang điểm khác nhau, chữ cái, chữ số, hoặc phần trăm…. Dưới đây là một số thang điểm GPA phổ biến trên thế giới:

  • Thang điểm 10 (1 – 10): Việt Nam, Canada, Hà Lan, Colombia,…

  • Thang điểm 4 (1 – 4): Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…

  • Thang điểm chữ (A – F): Mỹ, Canada, Úc, Việt Nam, Thái Lan,…

  • Thang điểm 5 (1 – 5): Đức, Áo, Nga,..

  • Tỷ lệ phần trăm (%): Bỉ, Ba Lan, Mỹ,..

Mỗi quốc gia sẽ có cách tính điểm GPA khác nhau, tuy nhiên, cách tính phổ biến nhất là quy về thang điểm 4, và dùng hệ chữ để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với những quốc gia phổ biến với du học sinh hiện nay như Úc, Anh, Mỹ, Canada … đều sử dụng thang điểm GPA bằng chữ – letter grade (A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Tùy theo hệ thống giáo dục của mỗi nước, thang điểm này lại được chia thành các mức nhỏ hơn như A+, A, A-,…