Creative là gì?
Creative được dịch qua từ điển Cambridge nghĩa là sáng tạo, có thể hiểu là khả năng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, đột phá và mang tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự sáng tạo không chỉ đơn thuần là khả năng tưởng tượng phong phú mà còn là kỹ năng giải quyết vấn đề và nhìn nhận sự việc theo nhiều góc độ khác nhau. Trong môi trường doanh nghiệp, creative đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh.
Tính riêng trong lĩnh vực marketing, creative được xem là bộ phận chịu trách nhiệm sáng tạo các ý tưởng mới mẻ, độc đáo trong các chiến dịch quảng cáo tiếp thị. Bộ phận này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là đầu tàu trong mọi chiến dịch. Đặc biệt là đối với các công ty agency, đội ngũ này lại càng quan trọng bởi ý tưởng phải sáng tạo thì khả năng thuyết phục client càng cao. Từ đó gia tăng cơ hội ký kết hợp đồng và nâng cao doanh số cho công ty.
Vai trò của Creative trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, bộ phận creative có vai trò quan trọng trong bức tranh thành công của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh mà vai trò của creative trong mỗi công ty là khác nhau nhưng nhìn chung có thể khái quát một số vai trò quan trọng của đội ngũ này như sau:
Xây dựng ý tưởng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
Bộ phận creative chịu trách nhiệm tạo nên những ý tưởng đột phá, sáng tạo giúp cho các chiến dịch marketing có sự khác biệt và nổi bật trên thị trường. Những ý tưởng này không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn phải phù hợp với định hướng, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Trình bày ý tưởng để thuyết phục khách hàng (client)
Một phần quan trọng trong công việc của đội ngũ creative là truyền đạt ý tưởng mạch lạc, sáng tạo để nhận được sự lựa chọn từ phía khách hàng. Khả năng thể hiện nội dung trọn vẹn, thuyết phục của những người làm creative là yếu tố then chốt giúp client hiểu rõ cũng như đánh giá cao giá trị của chiến dịch.
Truyền tải ý tưởng tới các team vận hành, đảm bảo chiến dịch diễn ra mượt mà
Đội ngũ creative không chỉ dừng lại ở việc tạo ra ý tưởng mà còn phải đảm bảo rằng các ý tưởng này được thực hiện một cách mượt mà. Các nhân viên cần thể hiện rõ tinh thần, chi tiết các ý tưởng tới các team vận hành như bộ phận sản xuất, thiết kế, truyền thông,… đảm bảo mọi khâu trong chiến dịch đều hoạt động hài hòa và đạt hiệu quả cao nhất.
Về cơ bản, creative team có vai trò đưa ra ý tưởng, hình ảnh, từ ngữ để truyền bá thông điệp dưới dạng truyền thông như: radio, bao bì sản phẩm, quảng cáo trên truyền hình, điểm bán hàng.
Kỹ năng cần có khi làm nghề Creative
Nếu đã hiểu creative là gì thì chắc chắn bạn đã nắm rõ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sáng tạo. Vốn là ngành nghề đặc thù, creative đòi hỏi người sáng tạo phải có nhiều kỹ năng tổng hợp, bao gồm:
Tinh thần làm những điều không thể
Làm nghề sáng tạo đòi hỏi tinh thần dám nghĩ, dám làm, không ngại thử thách và luôn sẵn sàng đối mặt với những điều tưởng chừng như không thể. Chính tinh thần này thúc đẩy sự đổi mới và khám phá các giải pháp sáng tạo, giúp bạn vượt qua giới hạn và rào cản. Khả năng làm những điều không thể còn là yếu tố quan trọng để tạo ra các ý tưởng đột phá, mang lại giá trị khác biệt và nổi bật cho các chiến dịch marketing.
Sáng tạo một cách nghiêm túc, kỷ luật bản thân
Sáng tạo không chỉ là việc có những ý tưởng mới lạ, mà còn phải biết cách thực hiện chúng một cách nghiêm túc và có kỷ luật. Việc quản lý thời gian, lập kế hoạch, tuân thủ các deadline là những yếu tố quan trọng giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực. Sự nghiêm túc trong sáng tạo còn bao gồm khả năng tự đánh giá, hoàn thiện ý tưởng của mình, không ngừng học hỏi và cải tiến để đạt được kết quả tốt nhất.
Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng
Trong nghề creative, việc sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như Adobe Creative Suite (Photoshop, Illustrator, InDesign), Final Cut Pro hoặc các công cụ 3D như Blender là điều bắt buộc. Những phần mềm này giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra các sản phẩm sáng tạo chất lượng cao, chuyên nghiệp. Kỹ năng này không chỉ giúp nhân viên creative làm việc hiệu quả hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Biết phân tích và giao tiếp tốt
Kỹ năng phân tích và giao tiếp là hai yếu tố không thể thiếu trong nghề creative. Khả năng phân tích giúp bạn hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch và tìm ra những điểm cần cải thiện. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp giúp bộ phận creative truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, thuyết phục, tạo sự đồng thuận và hợp tác tốt với đồng nghiệp, khách hàng.
Dám đương đầu với áp lực
Làm việc trong môi trường sáng tạo thường đi kèm với áp lực cao do phải liên tục tạo ra các ý tưởng mới, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng cũng như tuân thủ các deadline dày đặc. Vì vậy, khả năng chịu đựng và làm việc hiệu quả dưới áp lực là một kỹ năng quan trọng mà một người làm creative phải chuẩn bị. Biết cách quản lý stress, duy trì tinh thần tích cực và tập trung vào mục tiêu sẽ giúp bạn vượt qua các thử thách, đạt được thành công trong nghề creative.